Hà Nội – thủ đô ngàn năm văn hiến luôn cuốn hút du khách bởi nét cổ kính, yên bình lạ kỳ. Một chuyến tham quan quanh Hà Nội sẽ để lại trong lòng du khách những kỷ niệm khó quên về 36 khu phố nghề của Hà Nội xưa, Văn miếu Quốc Tử Giám – biểu trưng của một thủ đô giàu truyền thống hiếu học, hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn – trái tim của Tràng An Hà Nội, lăng chủ tịch Hồ Chí Minh ở Q. Tây Hồ – nơi an nghỉ ngàn thu của Bác Hồ kính yêu...
1. Khí hậu:
Hà Nội tiêu biểu cho vùng Bắc Bộ với đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Mùa hè nóng, mưa nhiều; mùa đông lạnh, ít mưa. Ở Hà Nội, từ tháng 5 đến tháng 9 là mùa nóng và mưa. Từ tháng 11 đến tháng 3 nǎm sau là mùa đông thời tiết khô ráo. Giữa hai mùa đó lại có hai thời kỳ chuyển tiếp (tháng 4 và tháng 10) cho nên Hà Nội có đủ bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Ðông. Bốn mùa thay đổi làm cho Hà Nội mùa nào cũng có vẻ đẹp riêng.
Thời gian tuyệt nhất để du lịch ở Hà Nội là từ tháng 9 đến tháng 11 hay từ tháng 3 đến tháng 4 lúc thời tiết êm dịu và ấm áp. Từ tháng 11 đến tháng 3 ít mưa hơn nhưng có khi rét đậm rét hại, nhất là vào buổi tối. Còn từ tháng 5 đến tháng 8, tiết trời oi bức, thỉnh thoảng có mưa lớn.
2. Phương tiện di chuyển:
Từ TP.HCM, bạn có thể đi ra Hà Nội bằng tàu hỏa, ô tô hoặc máy bay.
Máy bay:
Máy bay là phương tiện di chuyển nhanh nhất ra Hà Nội đồng thời giá cũng cao nhất. Thời gian bay là 1h45phút, thời gian chờ đợi làm thủ tục khoảng 2 giờ, tổng thời gian bạn di chuyển từ TP.HCM đến trung tâm Hà Nội khoảng 5 tiếng đồng hồ.
Bạn có thể vào các trang web sau đây để đặt vé:
https://www.vietnamairlines.com/vn/vi/home
https://www.vietjetair.com/Sites/Web/vi-VN/Home
hoặc có thể liên hệ với chúng tôi theo số Hotline: 0913193300 để được tư vấn và hỗ trợ book vé.
Xe khách Sài Gòn – Hà Nội:
Nếu đi ô tô, bạn có thể chọn các hãng như:
Xe khách Hoàng Long
Điện thoại: 028 2243 8989 - 028 3511 3113 - 024 3839 8273 ·
Hotline: 0978 600 558 - 0925 950 950 ·
Chi nhánh: Số 44, Quốc Lộ 13, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức (Đối diện trạm thu phí Cầu Bình Triệu), TPHCM ·
Phòng vé: Quầy vé 73 Bến xe Miền Đông, 292 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM
Phòng vé: Bến xe Nước Ngầm, Km Số 8, Đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội
Xe khách Mai Linh
Tổng đài: 028 39 39 39 39 - 024 36 33 66 99 ·
Đường dây nóng: 0985 29 29 29 ·
Đăng ký mua vé online tại: http://www.click1bus.com ·
Địa chỉ: 349 Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, TPHCM ·
VPGD: 292 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM (lầu 2 bến xe Miền Đông)
Phòng vé: Km Số 8, Đường Giải Phóng, phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội (Bến xe Nước Ngầm)
Xe khách Hiền Phước
Hotline: 0243 8644363 - 0976 379 783 ·
Phòng vé: Quầy 75B bến xe Miền Đông, 292 Đinh Bộ Lĩnh, phường 26, quận Bình Thạnh, TPHCM
Phòng vé: Quầy số 3 bến xe Giáp Bát, Hà Nội.
3. Di chuyển tại Hà Nội:
Cũng giống như TP HCM, vào giờ cao điểm:Từ 7h00 – 8h00 sáng và 17h00 – 18h00 chiều, nhiều con đường ở Hà Nội xảy ra tình trạng tắc đường (kẹt xe) do lưu lượng giao thông quá đông đúc. Thăm thú phố phường Hà Nội vào thời gian này thật không thúvị chút nào.
Ngoài ra, các điểm tham quan ở trung tâm Hà Nội không quá xa nhau nên bạn có thể thuê xe máy và tự lái đi. Muốn thuê được xe bạn phải đặt chứng minh thư và đặt cọc.
Một số địa chỉ: 5 Đinh liệt, 53 Trần Hưng Đạo, 23 E Hai Bà Trưng...
Tất nhiên bạn cũng có thể chọn phương tiện khác là xe ôm hay taxi. Mẹo nhỏ cho bạn là nên hỏi giá và trả giá trước khi đi bất cứ đâu.
4. Khách sạn:
Số lượng khách sạn ở Hà Nội khá nhiều. Bên cạnh những khách sạn 5 sao sang trọng với giá phòng lên đến vài triệu đồng/đêm cũng có rất nhiều khách sạn 1 và 2 sao giá rẻ. Khu vực phố cổ tập trung mật độ khách sạn dày đặc, rất tiện cho bạn nghỉ ngơi và lên lịch trình thăm thú tất cả những địa danh nổi bật tại Hà Nội.
Tùy theo sở thích, túi tiền, và lịch trình di chuyển của bạn mà chọn nơi ở hợp lý. Bạn có thể đặt phòng qua các trang như agoda, chudu24h hay traveloka…
Tuy nhiên nếu bạn muốn tìm phòng nhanh chóng, phù hợp, vui lòng liên hệ số Hotline: 0913 19 33 00 để chúng tôi tư vấn, hỗ trợ đặt phòng với giá vô cùng ưu đãi.
5. Món ngon tại Hà Nội:
Phở: Phở là món ăn không thể bỏ qua khi du lịch Hà Nội. Hàng phở bò nổi tiếng ngon miệng là Phở Lý Quốc Sư. Còn nếu muốn ăn phở gà, bạn hãy tới hàng phở gà nằm trên phố Quan Thánh. Lạ miệng với món phở trộn chua chua ngọt ngọt tại Phở Hạnh phố Lãn Ông hoặc hàng phở nằm trên phố Lương Văn Can. Phở áp chảo trên phố Bát Đàn. Nếu đến Hà Nội mà bạn không thưởng thức món Phở có nghĩa là bạn chưa hề đặt chân tới đây.
Bún thang: là món ăn chứa đựng nét tinh túy của ẩm thực Hà Thành. Bún thang bao gồm rất nhiều những nguyên liệu như thịt gà xé phay, trứng gà chiên, giò lụa thái sợi nhỏ…Nước dùng phải là loại nước được xinh từ xương heo và tôm he, một nồi nước dùng ngon phải thật trong và thơm nhè nhè, không thể bỏ qua một chút gia vị dậy mùi là mắm tôm.
Bún ốc: Đây là một trong những món ăn mà ai từng sống ở Hà Nội đi xa đều nhớ về, đặc biệt là phái nữ. Tô bún ốc mang vị chua chua của dấm bỗng, vị giòn đậm đà của ốc, ăn kèm với đậu phụ chiên, rau sống... Đến Hà Nội, bạn có thể thưởng thức món này ở:Bún ốc bà Sáu – 73A phố Mai Hắc Đế (bán từ sáng tới trưa), bún ốc bà Lương ở phố Khương Thượng, bún ốc Cô Béo số 1 Hòe Nhai, bún ốc ở chợ Nguyễn Cao (số 5 Đống Mác, P. Đống Mác,Q. Hai Bà Trưng).
Bánh cuốn: người Hà Nội thường thích những món ăn thanh nhã, ít dầu mỡ bánh cuốn chính là một món ăn ngon đặc trưng của đất Hà Thành. Gạo để tráng bánh phải được lựa chọn rất kỹ sau đó xay thành bột pha với nước rồi tráng trên bếp những lớp bánh mỏng dính. Bà chủ quán nhanh tay lấy hớt lớp bánh còn nóng ra đĩa sau đó rắc thịt heo được rang với nấm hương rồi cuộn lại cuối cùng rắc một lớp ruốc tôm lên trên. Ăn kèm với nước mắm với cà cuống và chả quế.
Chả cá Lã Vọng: Cá được chiên trên một chảo dầu nhỏ, mỗi bàn ăn sẽ có một bếp than hoa nho nhỏ cùng chảo cá đặt bên trên. Cá ăn kèm với bánh đa nướng, bún rỗi, cùng với đó là lạc rang, rau mùi, húng láng, thì là, hành củ tươi chẻ nhỏ chấm với mắm tôm. Mắm tôm phải được pha chế bằng cách vắt chanh tươi, thêm ớt, đánh sủi lên rồi tra thêm chút tinh dầu cà cuống, thêm vài giọt rượu trắng, một ít nước mỡ và đường. Món ăn đậm vị ngọt bùi, beo béo.
Ở Hà Nội bây giờ có rất nhiều quán bán chả cá nhưng địa chỉ lâu đời nhất phải kể đến quán Chả cá Lã Vọng – 14 phố Chả Cá.
Bún chả Hà Nội: Miếng chả nhỏ xinh được nướng hơi cháy xém có vị thơm nồng của gia vị tẩm ướp, ăn với nước mắn chua ngọt với dấm, tỏi, ớt, hạt tiêu thơm lừng trộn cùng đu đủ xanh cắt thành từng miếng nhỏ. Kèm theo đó là bún sợi thanh thanh mát mát và các loại rau sống khác, đặc biệt ăn bún chả không thể thiếu rau tía tô.
Bạn có thể thưởng thức món bún chả ngon tại địa chỉ 34 Hàng Than, Hà Nội.
Bún đậu mắm tôm: dường như đã trở thành món ăn mà bất cứ khách du lịch Hà Nội nào cũng muốn một lần được nếm thử. Bún đậu mắm tôm ăn vào mùa nào cũng hợp, món ăn chiều lòng tất cả mọi người. Đậu rán khi ăn phải nóng được cắt thành từng miếng trắng béo ngậy vị đậu tương vàng óng với lớp chiên bên ngoài. Quan trọng nhất chính là mắm tôm, mắm tôm ngon là khi vắt quất vào đánh lên phải bông, rưới thêm chút mỡ nóng chấm với đậu và bún rối thực không còn gì sánh bằng.
Các món vịt: Món ăn chế biến từ vịt tuy không quá nổi tiếng ở Hà Nội nhưng mang hương vị rất đặc trưng Bắc Bộ. Các món này vừa phù hợp với cánh mày râu ngồi lai rai vừa là món ngon cho cả gia đình. Địa chỉ: Có thể thưởng thức nhiều đặc sản hấp dẫn như vịt áp chảo, lẩu vịt măng, lẩu vịt om sấu tại 217 phố Kim Mã
Nộm bò khô: Nộm bò khô Hà Nội là món ăn vặt khoái khẩu của nhiều chị em. Nguyên liệu chính tạo nên món ăn này là đu đủ xanh, bò khô, rau thơm và đặc biệt là nước mắm chua ngọt rưới lên trên. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy nhiều nơi bán món này, tuy nhiên nếu muốn thưởng thức đĩa nộm thật ngon thì nên đến: Quán nộm Huế trên đường Hàm Long, đối diện nhà thờ Hàm Long, quán Long Vĩ Ôn ở số nhà 23 phố hồ Hoàn Kiếm.
Nem tai Bà Hồng: Là một món ăn chơi dân dã, nem tai được rất nhiều người ưa thích. Nem tai đơn giản chỉ là tai lợn làm sạch, hấp lên rồi thái mỏng, trộn với thính, ăn chung với bánh tráng, lá sung, sung muối, rau sống, chấm với nước mắm ngọt. Vị giòn giòn của tai lợn hòa trộn với vị thơm bùi đậm đà của thính, vị tươi mát của các loại rau và vị ngòn ngọt của nước chấm tạo nên một cảm giác cực kỳ thú vị cho người thưởng thức.Đến Hà Nội, bạn nhớ ghé quán nem tai Bà Hồng để thưởng thức món ăn này nhé.
Chân gà nướng: Ở Hà Nội, nơi bán chân gà nướng nổi tiếng nhất là phố Lý Văn Phức (con phố nhỏ trên đường Nguyễn Thái Học). Cánh và chân gà được nướng thơm phức, dùng kèm khoai lang và bánh mỳ phết mật ong, dưa leo ngâm dấm, chấm chút tương ớt... là món ngon bạn không thể chối từ.
Ốc luộc: Ốc luộc ở Hà Nội đặc biệt nhất ở bát nước chấm, nhiều quán ốc tạo được tên tuổi cũng từ nước chấm hương vị đặc biệt riêng. Người Hà Nội ăn ốc luộc kèm với sả bằm, lá chanh và đôi khi cả dưa leo, củ sắn (củ đậu) hay sung muối chua nữa. Muốn ăn ốc luộc ngon, bạn có thể đến với quán Ngao, ốc – phốLương Định Của (đoạn rẽ ra Phạm Ngọc Thạch); quán ốc số 1 Đinh Liệt; quán ốc ở đầu Hàm Long đối diện nhà Thờ; quán Ốc Nóng Lân Bình, ở 18 Hàng Bè (trong nhà sau, đi qua 1 con hẻm); quán ốc luộc trong chợ Trại Găng (gần ngã tư Bạch Mai, Thanh Nhàn).
Kem Tràng Tiền: Quán kem nằm ngay trung tâm thủ đô Hà Nội có từ thời bao cấp nay trở thành một nét văn hóa mà người Hà Nội đi đâu cũng nhớ. Kem Tràng Tiền không giống những loại kem được sản xuất công nghiệp, vị kem mát lạnh, ngọt thanh, thơm và bùi. Quầy kem Tràng Tiền chính gốc ở phố Tràng Tiền quanh năm đông đúc, ngay cả trong những ngày mua đông lạnh cắt da cắt thịt. Quán kem Tràng Tiền gốc ở địa chỉ: số 35 phố Tràng Tiền (gần Hồ Gươm).
6. Các điểm vui chơi sôi động về đêm:
Mao Red Lounge
Địa chỉ: Số 7 Tạ Hiên, Quận Hoàn Kiếm, T.p Hà Nội
Hero Club
Địa chỉ: 42M Đường Yên Phụ, Quận Ba Đình, T.p Hà Nội
Factory 47 Pub
Địa chỉ: 47 Hàng Buồm, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Polite & Co
Địa chỉ: Số 5B Bảo Khánh, Quận Hoàn Kiếm, T.p Hà Nội.
Solist Pub
Địa chỉ: 27A Xuân Diệu, Tây Hồ, Hà Nội
Prague Pub
Địa chỉ: Số 38 Lương Ngọc Quyến, Quận Hoàn Kiếm, T.p Hà Nội
Avalon Cafe Lounge
Địa chỉ: 73 Cầu Gỗ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
7. Tham quan và vui chơi:
Những điêm tham quan gần trung tâm thành phố:
Đây là những địa danh góp phần làm nên bản sắc Hà Nội: thanh lịch, cổ kính và chứa đựng nhiều câu chuyện thú vị trong suốt chiều dài lịch sử. Phần nhiều trong số các điểm đến này nằm ở trung tâm thành phố Hà Nội và khá gần nhau, bạn có thể lên kế hoạch tham quan bằng xe máy hay thậm chí là xe đạp.mát lý tưởng, không gian yên bình.
Hồ Gươm: Hồ Gươm hay hồ Hoàn Kiếm là một trong những nơi nên đến ở Hà Nội khi du lịch thủ đô. Nằm ở giữa trung tâm, Hồ Gươm được ví như trái tim của thành phố ngàn năm tuổi này. Mặt hồ như tấm gương lớn soi bóng những cây cổ thụ, những rặng liễu thướt tha tóc rủ, những mái đền, chùa cổ kính, tháp cũ rêu phong, các toà nhà mới cao tầng vươn lên trời xanh.
Nhà thờ lớn Hà Nội: Nằm ở 40 phố Nhà Chung, phường Hàng Trống, Nhà thờ lớn là một trong những điểm đến thú vị ở Hà Nội, nơi lui tới không chỉ của các tín đồ theo đạo mà còn là địa điểm quen thuộc của giới trẻ, khách du lịch tứ phương. Nhà thờ được thiết kế theo phong cách kiến trúc Gothic trung cổ châu Âu với bức tường xây cao, có mái vòm và nhiều cửa sổ.
Chùa Trấn Quốc: Chùa Trấn Quốc là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hà Nội và Việt Nam, nằm trên một bán đảo phía Nam của Hồ Tây, ở gần cuối đường Thanh Niên, quận Ba Đình, Hà Nội. Từng là trung tâm Phật giáo của kinh thành Thăng Long vào thời Lý và thời Trần với những giá trị về lịch sử và kiến trúc, chùa Trấn Quốc nổi tiếng là chốn cửa Phật linh thiêng, là điểm thu hút rất nhiều tín đồ Phật tử, khách tham quan, du lịch trong và ngoài nước.
Hồ Tây: một trong những danh thắng nổi tiếng của thủ đô Hà Nội, đây được coi là một “sân khấu khổng lồ soi bóng mây trời và cảnh quan thành phố”. Khung cảnh ven hồ Tây vô cùng thi vị, mơ mộng. Bao quanh hồ là những hàng cây xanh cao thẳng tắp, rồi những bồn hoa, thềm cỏ xanh mướt mọc xung quanh đã tạo ra một khung cảnh đặc biệt cho hồ Tây.
Cầu Long Biên: Nhắc đến những địa điểm du lịch Hà Nội thì không thể không kể tới cầu Long Biên. Cầu được Pháp xây dựng từ năm 1898, là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng. Cầu Long Biên gắn liền với hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, được coi là biểu tượng của Hà Nội trong những năm tháng khó khăn vất vả.
Con đường gốm sứ: được xây dựng năm 2008 nhân dịp kỉ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội là một trong những địa điểm du lịch độc đáo không thể bỏ qua khi đến với thủ đô. Nơi đây đã được tổ chức kỉ lục Guiness công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới.
Văn miếu Quốc Tử Giám: trường đại học đầu tiên ở Việt Nam được xây dựng vào năm 1070. Đây là nơi diễn ra các cuộc thi tuyển chọn nhân tài từ khắp nơi tìm ra người xuất sắc cho đất nước. Ở Văn Miếu cũng có khu vực dạy học và những bia gắn trên rùa đá ghi danh các học giả, tiến sĩ tài giỏi trong suốt các triều đại phong kiến xưa.
Nhà hát lớn Hà Nội: Được xây dựng vào năm 1911 theo mẫu nhà hát Opera Garnier ở Paris, Pháp nhưng mang tầm vóc nhỏ hơn. Nhà hát Lớn đã giữ vai trò một trong những trung tâm văn hóa quan trọng của thủ đô, nơi diễn ra những hoạt động biểu diễn nghệ thuật opera, âm nhạc dân gian truyền thống, ballet và giao hưởng quốc tế.
Lăng Bác: Quảng trường Ba Đình và lăng Bác đã trở thành không gian thiêng liêng của Thủ đô Hà Nội cũng như của cả nước. Ngay trước Lăng là quảng trường Ba Đình được ví như trái tim của Hà Nội, tại đây đã diễn ra những sự kiện trọng đại của thủ đô và của cả nước.Viếng Lăng xong bạn sẽ được theo đoàn đi thăm nhà sàn, ao cá Bác Hồ, vẫn còn rất nhiều kỷ vật của Bác lúc sinh thời.
Hoàng thành Thăng Long: là quần thể di tích gắn với lịch sử kinh thành Thăng Long – Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới vào ngày 01/08/2012 trong thời gian chuẩn bị diễn ra đại lễ 1000 năm Thăng Long.
Bảo tàng dân tộc học Việt Nam: Đến đây du khách được chào đón để tham quan, nghiên cứu về dân tộc học, từ những sự kiện tôn giáo tới các nghi lễ tượng trưng của 54 dân tộc Việt Nam.
Đền Quán Thánh: Đây là một trong Thăng Long tứ trấn và Thăng Long tứ quán xưa. Đền Quán Thánh còn nổi tiếng với vẻ đẹp của nghệ thuật chạm khắc gỗ. Trên các bộ phận kiến trúc bằng gỗ của ngôi đền các đề tài như tứ linh, tùng, trúc, cúc, mai, lẵng hoa, bầu rượu, thanh gươm, cảnh sinh hoạt của trần gian và thượng giới... được chạm khắc một cách tinh xảo mang đậm phong cách nghệ thuật thời Lê.
Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam: Bảo tàng là trung tâm truyền thông kiến thức về lịch sử, văn hóa của phụ nữ Việt Nam cho công chúng.
Nhà cổ 87 Mã Mây: nằm ở phía bắc hồ Hoàn Kiếm, trong khu vực phố cổ Hà Nội. Ngôi nhà được xây dựng khoảng cuối thế kỷ XIX với kiến trúc kiểu nhà truyền thống. Đây là nơi giới thiệu kiến trúc cổ Hà Nội và gợi ý nhân dân cách bảo tồn, tôn tạo nhà cổ.
Chùa Một Cột: ở gần bên lăng Bác. Bạn có thể kết hợp di thăm hai địa điểm này. Ngôi chùa có từ năm 1049, được coi là chùa có kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Đây là một trong những biểu tượng của Thủ đô Hà Nội.
Những điểm tham quan phải di chuyển xa trung tâm hà nội
Làng cổ Đường Lâm: Đây là địa danh hiếm hoi còn giữ được nguyên vẹn cấu trúc và nếp sinh hoạt của một làng Việt cổ từ hơn 300 trăm năm nay.
Làng lụa Vạn Phúc: Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng từ ngàn năm trước, xưa từng được chọn may trang phục cho triều đình.
Thành Cổ Loa và đền thờ AnDương Vương: Ðây là toà thành cổ nhất Việt Nam được vua
Thục An Dương Vương xây từ thế kỷ thứ 3 trước Công nguyên làm kinh đô nước Âu Lạc.
Làng gốm Bát Tràng: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại khoảng hơn 500 năm nay. Gồm Bát Tràng từ lâu nổi tiếng với nước men bóng đẹp, từng được thương lái châu Âu thu mua với số lượng lớn. Ngày nay, bên cạnh những sản phẩm truyền thống, nghệ nhân Bát Tràng tạo ra nhiều sản phẩm trang trí, gia dụng bắt mắt, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng. Trong chuyến tham quan Bát Tràng, du khách có thể thử tài chơi gốm tạo nênsản phẩm cho chính mình.
Chùa Thầy: là một ngôi chùa ở chân núi Sài Sơn, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Chùa được xây dựng từ thời nhà Lý, là nơi tu hành của Thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa Thầy còn có hang Cắc Cớ, nơi lưu giữ những câu chuyện linh thiêng từ ngàn xưa.
Chùa Hương: Chùa Hương (quần thể nhiều ngôi chùa thuộc xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội, cách trung tâmthành phố khoảng 70 km). Trung tâm của cụm đền chùa tại vùng này chính là chùa Hương nằm trong động Hương Tích hay còn gọi là chùa Trong. Lễ hội chùa Hương diễn ra vào mùng 6 tết Nguyên đán hàng năm.
Đền Gióng Sóc Sơn – hồ Đồng Quan: Ngôi đền nằm dưới chân núi Vệ Linh, thuộc xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn, Hà Nội; cách trung tâm Hà Nội chừng 40km. Đây là ngôi đền thờ Thánh Gióng, một trong tứ bất tử của tín ngưỡng dân gian Việt Nam.
Phố Hàng Bạc: Là một trong những con phố lâu đời nhất ở thủ đô Hà Nội có truyền thống làm bạc từ thế kỷ XIII khi các miếng bạc được mang tới đây từ các ngôi làng nông thôn theo sắc lệnh của vua Lê Thánh Tông.
Phố Hàng Gai: Hay còn được gọi là phố tơ lụa, nhiều sản phẩm được dệt nên bởi bàn tay những thợ thủ công tài hoa. Đây cũng là con phố tuyệt vời để mua các sản phẩm làm bằng giấy như tranh vẽ, sổ ghi chép, đèn...
Chợ Đồng Xuân: Là ngôi chợ lớn nhất ở Hà Nội và luôn nằm trong danh sách các điểm tham quan không thể bỏ qua khi du khách đặt chân đến đây. Trong chợ có hàng trăm quầy hàng bán đồ điện tử, đồ gia dụng, vải vóc quần áo, thực phẩm khô... Chợ đêm Đồng Xuân ngoài những quầy hàng và quán ăn còn tổ chức hoạt động văn nghệ dân gian như hát chèo, xẩm, ca trù, quan họ đặc sắc vào tối thứ 7 hàng tuần.
8. Tour trải nghiệm:
Tham quan thành phố Hà Nội Hop on – Hop off là một tour du lịch linh hoạt và thuận tiện kết hợp giao thông và tham quan nhiều điểm nổi bật của du khách Hà Nội bằng xe buýt hai tầng. Tiết kiệm tiền và khám phá thủ đô theo nhịp độ của riêng bạn. Bạn có thể lên và xuống xe buýt tại bất kỳ trạm xe buýt nào trong suốt chuyến đi. Ở lại miễn là bạn muốn ở mỗi điểm tham quan, sau đó bắt bất kỳ xe buýt Hop-On Hop-Off làm vòng lặp khi bạn đã sẵn sàng để đi tiếp.
Tận hưởng chuyến đi không hạn chế Tour tham quan thành phố Hà Nội Hop On – Hop Off có 13 điểm dừng đi qua hơn 20 điểm tham quan nổi tiếng, cho phép du khách khám phá và trải nghiệm thành phố theo cách riêng của mình. Du khách sẽ đi qua Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục – Hồ Hoàn Kiếm, Nhà thờ Thánh Giuse, Cột Cờ Hà Nội, Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đền Quán Thánh, Chùa Trấn Quốc, Nhà thờ Cửa Bắc, Hoàng thành Thăng Long, Văn Miếu Quốc Tử Giám, Nhà tù Hoả Lò, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, Nhà hát lớn Hà Nội, Bưu điện Hà Nội.
Nếu nhóm các bạn muốn trải nghiệm những tour đặc biệt như này, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ qua số Hotline 0913 19 33 00.
9. Mua sắm đặc sản:
Cốm làng Vòng: Đặc sản “Cốm làng Vòng” có từ lâu đời được làm từ nếp cái hoa vàng. Cốm thường có vào đầu mùa thu. Nếu được bạn nên nhờ người quen ở Hà Nội mua dùm để mua đúng loại cốm ngon, giá hợp lý.
Ô mai Hàng Đường: Như một nét đặc trưng, khi ra xứ Hà thành ai ai cũng muốn mang về một ít ô mai phố Hàng Đường để làm quà cho người thân. Nguyên liệu chính để chế biến ô mai là các loại trái cây đặc trưng của vùng như: mơ, mận, me, cóc, đào, sấu, trám, quất, khế, xoài, mít...
Trên phố hàng Đường có nhiều hiệu ô mai lâu đời và nổi tiếng như: Tiến Thịnh (số 21 Hàng Đường), Gia Lợi (16 Hàng Đường), Gia Thịnh (13 Hàng Đường), Hồng Lam (11 Hàng Đường). Ngoài ra, hiệu ô mai Vạn Lợi ở 38A phố Hàng Da (Q. Hoàn Kiếm) cũng rất nổi tiếng.
Bánh cốm Hàng Than: Để có một chiếc bánh cốm thơm ngon tinh khiết, người làm bánh phải chọn những hạt cốm đuợc làm từ hạt thóc nếp già, cho ra loại cốm già loại một, cốm đều, mịn màng, thơm, tinh khiết, không mốc, không chua. Bánh cốm nổi tiếng nhất Hà Nội được bày bán trên phố Hàng Than, nổi tiếng nhất là cửa hàng Nguyên Ninh số 11 dốc Hàng Than.
Lụa Hàng Gai, lụa làng Vạn Phúc: Một số cửa hàng bán lụa có uy tín ở phố Hàng Gai gồm: Khai silk, Công Silk, Hà Đông silk, Thao Silk, Lê Minh, Tân Mỹ. Tại mỗi cửa hàng đều niêm yết giá, giá ở đây nhỉnh hơn so với tại làng lụa Vạn Phúc.